Võ Vovinam là gì? Đặc điểm của môn võ Vovinam là gì?

Một môn võ gắn liền với truyền thống lâu đời của Việt Nam, là niềm tự hào dân tộc đó chính là Vovinam? Vậy Vovinam là gì và môn võ này có những đai nào? Hãy cùng panamwf.org tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

I. Vovinam là gì?

Chân dung võ sư Nguyễn Lộc – người khai sinh ra môn võ Vovinam
  • Vovinam là tên quốc tế hóa của từ Việt võ đạo, được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936. Thời điểm ban đầu khi mới sáng lập môn võ này chỉ được sử dụng cách âm thầm, mãi đến năm 1938 mới bắt đầu công khai môn võ Vovinam này.
  • Võ Vovinam là sự kết hợp giữa môn vật cổ truyền của Việt Nam và những tinh hoa của những môn võ khác trên thế giới, dựa trên nguyên lý Cương Nhu phối.

II. Đặc điểm kỹ thuật của võ Vovinam

Có 5 đặc điểm trong võ Vovinam

1. Tính thực dụng

  • Ngay khi bắt đầu học môn võ này, các môn sinh sẽ được chỉ dạy ngay những thế khóa đỡ và những động tác phản đòn cơ bản như: đấm, đá, gạt, chỏ, chém,… 
  • Việc lược bỏ đi thời gian luyện tấn, đi quyền để học ngay phân thế được xem là tính thực dụng của môn võ này, giúp người học có thể phòng vệ ngay khi gặp tình huống nguy cấp. 
  • Tính thực dụng này được nhiều ngành nghề hiện nay áp dụng như công án, nhà báo, dịch vụ bảo vệ mục tiêu di động,…

2. Tính liên hoàn

  • Nếu bạn để ý quan sát những ai sử dụng môn võ này để hạ gục đối phương, bạn sẽ thấy họ luôn tung ra tối thiểu 3 động tác. Những động tác liên hoàn tay như: đấm, chém, chỏ,… hay những động tác liên hoàn chân như: đạp, đá, triệt ngã,…
  • Tính liên hoàn phù hợp với những người có thể tạng gọn gàng, nhanh lẹ. Thường người dùng sẽ sử dụng thế liên hoàn này để đề phòng trường hợp một hay hai đòn ban đầu chưa trúng đích hiệu quả.

3. Nguyên lý Cương-Nhu phối triển

  • Nguyên lý này được hiểu như sau: khi bị tấn công, môn sinh thường sẽ né tránh trước (nhu) rồi mới tung ra những đòn để phản công lại (cương), mỗi đòn này đều thể hiện sự hòa hợp với nhau, giống như sự hòa hợp của âm-dương trong thiên nhiên và xã hội.

4. Vận dụng nguyên lý khoa học

  • Những nguyên lý khoa học hay được sử dụng trong môn võ này là: lực ly tâm, lực đòn bẩy, lực xoáy, lực co gấp và sức bật.
  • Việc áp dụng nguyên lý này giúp các môn sinh ít hao tốn thể lực trong lúc luyện tập cũng như thi đấu.

5. Nguyên lý một phát triển thành ba

  • Một phát triển thành ba chính là: từ những đòn căn bản, khóa đỡ sẽ phát triển thành những đòn đơn luyện, song luyện và đa luyện. 

III. Hệ thống đẳng cấp của võ Vovinam

Hệ thống các đai
  1. Tự vệ nhập môn: Đai có màu xanh dương nhạt hơn màu võ phục, một cấp. Người mới bắt đầu tham gia sẽ được đeo đai này và được gọi là võ sinh.
  2. Lam đai: Đai có màu xanh dương đậm hơn của võ sinh, có gạch vàng, ba cấp. Người đeo đai được gọi là môn sinh.
  3. Chuẩn Hoàng đai: Đai màu vàng, viền xanh, một cấp. Người đeo đai gọi là môn sinh trung đẳng.
  4. Hoàng đai: Đai vàng nhưng viền màu đỏ, một cấp. Người đeo đai chính là các huấn luyện hay các hướng dẫn viên.
  5. Chuẩn Hồng đai: Đai đỏ, viền vàng, một cấp. Người đeo đai được gọi là các võ sư chuẩn Cao đẳng.
  6. Hồng đai: Đai đỏ, viền trắng, sáu cấp. Danh xưng của người đeo đai là Võ sư Cao đẳng.
  7. Bạch đai: Đai trắng có 4 chỉ tứ màu xanh, đen, vàng, đỏ; có một cấp. Đây chính là đai cao nhất dành cho võ sư Chưởng Môn.

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin liên quan đến Vovinam là gì và đặc điểm của môn võ này. Nếu có thời gian bạn hãy thử luyện tập môn võ này xem sao, biết đâu bạn lại thấy yêu thích nó đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *