Bỏ túi 6 mẹo vặt chữa khó tiêu tại nhà đơn giản, hiệu quả

meo-vat-chua-an-kho-tieu

Thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của bạn? Bị đầy bụng khó tiêu không biết phải làm sao? Hãy cùng panamwf.org giúp bạn nắm vững mẹo vặt chữa khó tiêu tại nhà không cần dùng thuốc.

I. Nguyên nhân và triệu chứng của chứng khó tiêu

meo-vat-chua-an-kho-tieu-1
Nguyên nhân của chứng khó tiêu

1. Nguyên nhân gây khó tiêu

Đầy bụng, khó tiêu là chứng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến. Bạn sẽ cảm thấy vùng bụng căng tức, sưng to gây cảm giác khó chịu thậm chí là đau đớn cho người bệnh. Tình trạng này thường sẽ khỏi sau một thời gian, nhưng đối với một số người, nó có thể tái phát và gây nguy hiểm đến tính mạng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đầy bụng, khó tiêu như: ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, táo bón, uống nước có ga, các vấn đề về đường tiêu hóa…

2. Triệu chứng bệnh khó tiêu

Các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu thường gặp bao gồm:

  • Khó chịu dạ dày.
  • Đau bụng.
  • Sự xuất hiện của khí trong dạ dày.
  • Thường xuyên bị nấc cụt hoặc cồn cào hoặc bụng kêu ọc ọc.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn nữa, đầy bụng và khó tiêu có thể gây ra:

  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Chứng ợ nóng (cảm giác nóng rát ở ngực do axit trào ngược vào thực quản).
  • Sốt do nhiễm trùng.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Sụt cân nhanh.

II. Mẹo vặt chữa khó tiêu bằng các nguyên liệu đơn giản

1. Mẹo hết đầy bụng khó tiêu từ gừng

meo-vat-chua-an-kho-tieu-2
Gừng có vị cay, tính ấm, giúp kích thích hệ tiêu hóa

Gừng thuộc danh mục các gia vị phổ biến của các gia đình Việt. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó cải thiện tình trạng khó tiêu, chướng bụng do đầy hơi.

Bạn có thể áp dụng theo 3 cách sau:

  • Cách 1: Nhai trực tiếp và nuốt vài lát gừng tươi. Thực hiện vài lần đến khi thấy giảm cảm giác đầy bụng.
  • Cách 2: Giã nát vài lát gừng tươi cho vào cốc nước nóng, thêm chút mật ong rồi uống từ từ.
  • Cách 3: Hãm 10g gừng khô với 100ml nước sôi để uống.

2. Cách giảm đầy bụng bằng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có khả năng kháng viêm, làm dịu các tổn thương tại niêm mạc dạ dày ruột. Bên cạnh đó, loại trà này cũng giúp giảm lượng khí sinh ra bên trong ruột, thúc đẩy thức ăn di chuyển nhanh hơn.

Cách thực hiện:

  • Cho vài bông cúc khô vào ấm pha trà.
  • Chế lượng nước sôi vừa đủ.
  • Đậy kín tầm 15 phút là có thể dùng được.

3. Dùng lá bạc hà giảm khó tiêu

Trong bạc hà có chứa các hoạt chất làm tăng tốc độ lưu thông của dịch mật, giúp xoa dịu các cơ bụng. Vì vậy, dân gian thường sử dụng lá bạc hà trong điều trị khó tiêu, đầy bụng tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khoảng 10g bạc hà.
  • Vò nát rồi hãm với khoảng nửa lít nước sôi.
  • Đợi 15 phút rồi uống, có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.

4. Trị đầy bụng, ăn không tiêu bằng tỏi

meo-vat-chua-an-kho-tieu-3
Tỏi được ví như kháng sinh tự nhiên tốt cho cơ thể

Trong dân gian, tỏi được ví như kháng sinh tự nhiên tốt cho cơ thể. Thành phần của tỏi chứa allicin, glucogen, aliin, fitonxit… có khả năng sát khuẩn, cải thiện các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, giảm ợ hơi, ợ nóng, đặc biệt là điều trị chứng đầy bụng, khó tiêu.

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ vài tép tỏi ta đem đập dập.
  • Hãm với nước nóng khoảng 15 phút rồi uống, ngày thực hiện khoảng 2 lần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trực tiếp nước ép tỏi. Tuy nhiên loại nước này khá khó uống, bạn nên thêm chút mật ong để dễ uống hơn.

5. Chữa khó tiêu bằng vỏ quýt

Vỏ cam quýt là nguyên liệu tạo nên trần bì, một vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y. Khi vỏ cam quýt phơi khô lên sẽ có tính ấm giúp hành khí hỗ trợ điều trị các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, chướng bụng, tiêu chảy.

Cách thực hiện:

  • Vị thuốc trần bì được sơ chế bằng cách xâu vỏ vào dây lạt phơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ cho khô.
  • Có thể xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm, hãm với nước sôi từ 15 – 20 phút trong cốc thủy tinh.
  • Bỏ bã, uống còn nóng để phát huy dược tính tốt.

6. Chữa khó tiêu tại nhà bằng lá tía tô

Lá tía tô là loại rau gia vị, ăn kèm thường được sử dụng còn có tên gọi khác là tô diệp, tô ngạnh, tử tô, é tía… Trong Đông y, tía tô vị cay, tính ấm có thể hỗ trợ điều trị các bệnh phong hàn, giải độc hạ khí, các chứng rối loạn tiêu hóa.

Cách hai cách trị đầy hơi khó tiêu bằng lá tía tô:

  • Cách 1: Lấy 30g tía tô (cả thân lẫn lá) rửa sạch, xay nhuyễn, chắt lấy nước uống mỗi ngày. Có thể thay thế bằng cách chưng cách thủy, uống khi còn ấm để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Cách 2: Chuẩn bị một nắm gạo tẻ, một ít hành hoa, một ít lá tía tô để nấu cháo. Gạo nấu với 2 lít nước như cháo bình thường, khi thấy còn sền sệt thì cho tía tô, hành hoa vào, đổ ra bát để ăn. Sử dụng vào buổi sáng khi còn nóng vừa giúp ấm bụng vừa giảm chứng đầy bụng, khó tiêu.

III. Lưu ý khi điều trị khó tiêu tại nhà

Khi áp dụng các cách chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chỉ áp dụng cho trường hợp chứng khó tiêu đầy bụng xuất hiện độc lập do thói quen ăn uống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng không phù hợp.
  • Phải kiên trì thực hiện đồng thời tích cực thay đổi thói quen, chế độ ăn uống thì mới có hiệu quả điều trị tốt.
  • Không nên tiếp tục ăn các thực phẩm dễ gây chướng bụng như cà phê, pho mát, các loại đậu, súp lơ…
  • Không sử dụng đồ ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Không nên vừa ăn vừa nói, ăn muộn, ăn quá nhanh khiến không khí lọt vào dạ dày, đường ruột làm bụng khó chịu.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm giàu đường như mứt, bánh kẹo, sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Tăng cường sử dụng các loại rau củ quả, trái cây tươi giàu vitamin và chất xơ, các thực phẩm giàu đạm như thịt cá, trứng kèm với tỏi để chống đầy hơi.

IV. Kết luận

Trên đây là những mẹo vặt chữa ăn khó tiêu mà chuyên mục tổng hợp muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích.