Áp xe là gì? Phương pháp điều trị áp xe hiệu quả

Áp xe là gì

Áp xe là thuật ngữ chỉ tìm trạng tổn thương xảy ra trên nhiều bộ phận của cơ thể, nếu không điều trị sớm sẽ phát triển thành áp xe gây đau đớn cho người bệnh. Vậy áp xe là gì và nguyên tắc điều trị bệnh này như thế nào? Hãy cùng panamwf.org tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây nhé.

I. Áp xe là bệnh gì?

Áp xe là gì
Áp xe là tình trạng da bị nhiễm trùng, mọc mủ

Áp xe là gì? Áp xe chỉ tình trạng nhiễm trùng viêm nhiễm, khu trú thành một khối mềm bên trong có chứa mủ được cấu tạo từ vi khuẩn, các mảnh vụn và xác bạch cầu. Đặc điểm nhận biết lâm sàng là một khối mềm, lùng nhùng, sưng nề và chạm vào sẽ thấy đau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí của các ổ áp xe mà có những triệu chứng khác nhau.

Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng có khả năng bị áp xe và áp xe được chia làm 2 nhóm chủ yếu:

  • Áp xe ở mô dưới của da: Thường là ổ mụn nhọt, hậu bối. Vị trí thường xuất hiện nhất là nách do lỗ chân lông bị nhiễm trùng, vùng âm đạo do các tuyến ở cửa âm đạo nhầm trùng, vùng quanh răng (áp xe răng), vùng xương cùng cụt (áp xe nếp gấp mông)
  • Áp xe bên trong cơ thể: Các ổ áp xe xuất hiện bên trong cơ thể ngay tại các mô của cơ quan như áp xe não, áp xe gan,.. hoặc do khoảng kẽ giữa chúng.

II. Những nguyên nhân gây lên áp xe

Nguyên nhân chủ yếu gây ra áp xe là do nhiễm trùng. Các tác nhân gây lên nhiễm trùng bao gồm.

  • Vi khuẩn: Các tế bào mô dưới da hoặc các tuyến bài tết bị vi khuẩn xâm nhập gây nên phản ứng viêm nhiễm, hoạt hóa các chất hóa học trung gian và tế bào bạch cầu. Do sự tắc nghẽn chất tiết của tuyến mồ hôi và tuyến bã đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Quá tình hệ miễn dịch của cơ thế chống lại vi khuẩn sẽ sinh ra mủ, trong mủ sẽ chứa nhiều vi khuẩn và xác tế bào bạch cầu. Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao trên thế giới, chúng là nguyên nhân gây ra áp xe dưới da và màng cứng cột sống
  • Ký sinh trùng: Đây được cho là tác nhân thường gặp ở những nước đang phát triển. Có thể kể đến các loại như giun, sán là gan, … Chúng thường gây ra các trường hợp áp xe bên trong nội tạng cơ thể như áp xe ở gan do sán lá gan gây ra.

III. Biểu hiện, triệu chứng của áp xe như thế nào?

Áp xe là gì
Áp xe khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi

Áp xe thường có những biểu hiện lâm sàng khá đặc biệt, nó gây ra tình trạng đau đớn, căng tức. Hầu hết những triệu chứng của áp xe sẽ nặng dần nếu không được điều trị kịp thời, bạn có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi. Vì thế để hiểu rõ áp xe là gì, bạn hãy lưu ý những biểu hiện của nó như sau:

  • Với áp xe nông dưới da: Nếu bạn quan sát sẽ thấy một khối phồng, ổ áp xe bị da bao phủ, sưng vùng da xung quanh, đôi khi sờ vào có cảm giác đau, nóng và lùng nhùng do có mủ bên trong. Người bệnh sẽ có triệu chứng đau, sốt, mệt mỏi.
  • Với áp xe bên trong cơ thể: Triệu chứng mà người bệnh dễ gặp phải như rét run, sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, môi khô, suy kiệt,.. Tùy vào vị trí của áp xe mà gặp các triệu chứng khác ví dụ áp xe vùng gan người bệnh sẽ bị đau tức vùng hạ sườn.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu rất dễ gặp phải tình trạng này hơn so với những người khỏe mạnh bình thường. Những người có nguy cơ bị áp xe trầm trọng là do khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể kém, chẳng hạn như: Uống thuốc steroid lâu dài, bệnh tiểu đường, ung thư, hóa trị, rối loạn mạch máu ngoại biên, chấn thương nặng, nghiện rượu, tiêm chích ma túy,…
  • Bên cạnh đó, những yếu tố như môi trường bẩn, thường xuyên phải tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng da, người suy dinh dưỡng  có đề kháng kém,… cũng là nguyên nhân gây ra áp xe.

IV. Áp xe được chẩn đoán bằng phương pháp nào?

Nếu thấy dấu hiệu của áp xe thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời

Để chẩn đoán được áp xe là gì, bác sĩ phải dựa vào biểu hiện lâm sàng và phải tiến hành các kỹ thuật để cho ra kết qua sau:

  • Số lượng của bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu trung tính tăng.
  • Tốc độ máu lắng.
  • Số lượng Globulin và Fibrinogen
  • Chọc khối áp xe để làm xét nghiệm vi rút gây ra nhiễm trùng.
  • Với khối áp xe bên trong cơ thể (cơ đùi, cơ hoành, cơ thắt lưng,..) phải tiến hành siêu âm.

V. Các biện pháp phòng ngừa, điều trị áp xe

Để phòng ngừa nguy cơ mắc áp xe, bạn cần phải nâng cao, cải thiện cuộc sống; giữ gìn vệ sinh thật tốt; luôn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong các bữa ăn;

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; xây dựng một lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch; rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt khi bạn tiếp xúc với những người bệnh hoặc các chất thải của người bệnh;

Không được lạm dụng các chất kích thích; khi có các triệu chứng bất thường phải đến gặp bác sĩ chuyên môn.

Theo chia sẻ của các bác sĩ, việc điều trị áp xe còn phụ thuộc vào mức độ và độ sâu của khối áp xe. Một ổ áp xe có thể tự vỡ và chảy mủ ra ngoài hoặc đơn giản là tự co lại, khô và biến mất mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, với những ổ áp xe lớn phải can thiệp điều trị y khoa, cụ thể là mổ áp xe.

Áp xe là gì
Phụ thuộc vào tình trạng của áp xe, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

Quy trình mổ gồm các bước sau:

  • Gây tê bằng thuốc vùng xung quanh áp xe. Thường sẽ rất khó để gây tê hoàn toàn những gây tê tại chỗ sẽ giúp bạn không cảm thấy đau khi tiến hành mổ.
  • Uống thuốc an thần nếu ổ áp xe lớn
  • Khu vực áp xe được bôi một loại dung dịch sát khuẩn và đặt khăn khô xung quanh.
  • Rạch vết mổ để dịch mủ và các tế bào chết đưa ra ngoài.
  • Bác sĩ sẽ chèn gạc vào chỗ vừa mổ khi dịch mủ đã chảy ra ngoài hết.
  • Đa số người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu khi thực hiện mổ áp xe. Nếu bạn vẫn thấy đau sau khi mổ xong, hay báo lại bác sĩ để được kê thuốc giảm đau uống trong 1-2 ngày.

Hy vọng với những thông tin bên trên đã một phần nào giải đáp được thắc mắc về áp xe là gì, việc điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh áp xe. Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, để biết được việc chẩn đoán chính xác các bạn cần phải đi gặp bác sĩ để biết được chính xác tình trạng và phác đồ điều trị hợp lý.